Tân Tổng tư lệnh quân đội Ukraine bàn chiến lược mới đối phó Nga
Ông Lâm Văn Hồng, Chủ tịch UBND H.Long Điền (Bà Rịa – Vũng Tàu), cho biết lễ hội Dinh Cô năm 2024 được địa phương tổ chức kéo dài từ 17 - 25.3 với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao. Lễ hội năm nay thu hút đông đảo người dân, du khách thập phương đến tham quan, thắp hương, chiêm bái. Ngoài dự lễ Dinh Cô để cầu an lành, du khách có thể tới tham quan các di tích, danh lam, đền, chùa trên địa bàn H.Long Điền, trong đó không thể thiếu điểm đến là chùa Long Bàn và Tổ đình Thiên Thai.Nghỉ dưỡng độc đáo từ rẻo cao Tây Bắc đến các vùng biển trắng nắng vàng
Công trình do kiến trúc sư trưởng đầu tiên của Sài Gòn là Alfred Foulhoux (1840 - 1892, người thiết kế Bưu điện Sài Gòn, Tòa án nhân dân TP.HCM) thiết kế, hoàn thành năm 1890.Trước năm 1945, nơi đây là chỗ ở và làm việc của các vị Phó toàn quyền và Thống đốc nên được gọi là Dinh Phó soái hoặc Dinh Thống đốc. Năm 1954, dinh được quốc trưởng Bảo Đại đổi tên là Dinh Gia Long (vị vua đầu tiên của triều Nguyễn).Đầu thập niên 1960, thời tổng thống Ngô Đình Diệm, để đề phòng đảo chính, dinh được xây thêm hầm tránh bom, được đúc bằng bê tông cốt thép rất kiên cố, sâu dưới mặt đất 4 m phía sau dinh (mé đường Lê Thánh Tôn ngày nay). Hầm có 4 cửa bằng sắt tấm nguyên khối nối với phòng làm việc của ông Diệm, có lối thoát ra đường Pasteur và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.Công trình mang phong cách Phục hưng ⁽*⁾. Đầu tiên, nơi đây định làm Viện Bảo tàng Thương mại triển lãm sản vật của Nam kỳ nên hai bên cửa chính có hai cột trang trí bằng tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp (đã bị phá bỏ và thay bằng mái hiên vào năm 1943). Hiện tại, trên đỉnh mặt tiền công trình vẫn còn đầu tượng thần thương mại Mercury (theo thần thoại La Mã), đầu cột tạc đầu chiến binh, trên cửa sổ có đầu sư tử. Phù điêu, chi tiết trang trí như chim ó, rắn, cá hóa rồng, cá sấu, bồ nông ngậm mồi, hoa lá… là sự kết hợp giữa các biểu tượng trong thần thoại Hy Lạp, La Mã và sinh, động vật bản địa, biểu trưng cho sự trù phú, sức sống của Nam kỳ. Ánh sáng tự nhiên từ các khung cửa kính lớn được thiết kế tinh tế, rọi xuống chiếc cầu thang lớn nơi sảnh chính tạo thành điểm nhấn đặc biệt của công trình - nơi trở thành góc chụp hình cưới "kinh điển" của người dân TP.⁽*⁾ Khởi phát tại Ý từ thế kỷ 15, tái khám phá những giá trị cổ điển của kiến trúc La Mã và Hy Lạp: đề cao tỷ lệ, nhấn mạnh tính đối xứng, oai nghiêm, sử dụng hệ thống thức cột cổ điển…
Giảm cân theo thực đơn Paleo - thỏa mãn tín đồ ăn kiêng… yếu đuối
Sáng ngày 9.1, PV Thanh Niên đã có trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, tuyến đường chính từ Đại lộ Bình Dương tới Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều tài xế phản ánh về tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm. Theo phản ánh của nhiều tài xế, nguyên nhân dẫn đến ùn ứ giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương do thời gian chờ đèn xanh, đỏ chưa được bố trí hợp lý. Nhiều tài xế sợ bị phạt nguội do người dân chụp hình vi phạm hoặc hình ảnh từ camera hành trình gửi đến cơ quan chức năng."Chẳng hạn như đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Mỹ Phước Tân Vạn ở 2 chiều đường (ra và vào Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương) thời gian chờ đèn đỏ là 90 giây, trong khi đó thời gian đèn xanh chỉ có 25 giây. Chính vì thế, khi đèn đỏ thì phương tiện phải sắp hàng kéo dài, nhưng khi chuyển qua đèn xanh quá ngắn thì chỉ có vài xe phía trước vượt qua, tất cả phải ở lại vì lỡ vượt mà đèn chuyển màu (vàng hoặc đỏ) thì rất dễ bị dính phạt nguội. Vậy là ùn tắc rất khó tránh khỏi", một tài xế bày tỏ bức xúc. Cũng theo phản ánh của tài xế, khoảng cách của ngã tư này cũng khá lớn nên với thời gian 25 giây đèn xanh để vượt qua là rất khó, đặc biệt vào giờ cao điểm.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, vào giờ cao điểm (sáng từ 6 - 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30) đoàn xe ra vào hướng Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương trên đường Phạm Ngọc Thạch ùn ứ kéo dài hơn 1km. Nhiều xe phải chờ 4-5 lượt đèn đỏ (hướng từ Trung tâm hành chính tỉnh ra Đại lộ Bình Dương) mới qua được ngã tư này.Ngoài ra, vào giờ cao điểm, trên đường Mỹ Phước Tân Vạn cấm xe container theo giờ (sáng từ 6- 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 phút - 18 giờ 30 phút) nên lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường này không cao như ở đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, nhưng có nhiều cán bộ, công chức và người dân đi làm ra, vào thành phố mới Bình Dương khá đông nên tình trạng ùn tắc khó hạn chế được.Tương tự, tại nút giao đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch cũng thường xảy ra ùn ứ giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Cụ thể, tại đèn tín hiệu giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch rẽ vào đường Hùng Vương thời gian đèn đỏ là 70 giây và đèn xanh là 30 giây. Chiều ngược lại đèn xanh là 25 giây và đèn đỏ 70 giây, gây ùn ứ vào giờ cao điểm.Ngày 9.1, lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương cho biết sẽ phối hợp với Tổng công ty Becamex và UBND TP.Thủ Dầu Một tiến hành khảo sát và điều chỉnh thời gian của đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Hùng Vương cho phù hợp giảm ùn ứ giao thông tại đây. Lãnh đạo Sở GT-VT Bình Dương cho biết thêm: "Do thời điểm cuối năm nên lưu lượng phương tiện giao thông qua đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch khá lớn nên có thể xảy ra ùn ứ cục bộ". Ngoài ra, đại diện Đội CSGT Công an TP.Thủ Dầu Một cũng nhận định, do quy định tăng mức xử phạt vi phạm giao thông và phạt nguội qua hình ảnh, tài xế phải chấp hành các quy định nên khi tham gia giao thông phải thận trọng hơn.
Chiều 31.12, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo công bố, cung cấp thông tin về 3 nghị định vừa được Chính phủ thông qua về chế độ chính sách với cán bộ thôi việc, thu hút người tài.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, thời gian qua, Bộ Nội vụ đã triển khai đồng loạt, xây dựng các nghị định theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị. Hôm nay 31.12, Chính phủ đã thông qua, ban hành 3 nghị định, gồm:Nghị định 177 quy định chế độ chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ nghỉ hưu theo nguyện vọng.Nghị định 179 về trọng dụng, thu hút người có tài năng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội.Nghị định 178 về chế độ chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong sắp xếp bộ máy. Thông tin về Nghị định 177, ông Nguyễn Tuấn Ninh, Vụ trưởng Vụ Công chức, viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết các chính sách liên quan trực tiếp đến cán bộ trước thềm đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc.Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các ban Đảng T.Ư và các địa phương để xác định những nội dung cần trong xây dựng nghị định, bám sát Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị. Nghị định chia 3 nhóm đối tượng: Nhóm 1 là không đủ điều kiện tái cử (không đủ 30 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu); nhóm 2 là còn đủ điều kiện tái cử (còn 30 - 60 tháng); nhóm 3 là đối tượng thuộc Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý.Theo đó, bổ sung thêm cơ sở pháp lý giải quyết với các trường hợp vi phạm nghỉ hưu sớm, quy định với các trường hợp không vi phạm nhưng có nguyện vọng nghỉ hưu sớm… để giải quyết vướng mắc với các trường hợp đã nghỉ hưu vừa qua.Về chế độ, chính sách gồm 2 chế độ: nghỉ hưu trước tuổi và chế độ nghỉ công tác chờ đủ tuổi hưu. Với nhiều trường hợp không đủ tuổi tái cử vẫn lựa chọn ở lại công tác rất khó sắp xếp vị trí việc làm, nên có chế độ chính sách khuyến khích nghỉ hưu ngay. Với Nghị định 179 về trọng dụng thu hút người có tài năng, ông Ninh cho biết, đã tham khảo kinh nghiệm thu hút, trọng dụng người tài của Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Thái Lan..., vừa đảm bảo cơ chế chính sách vượt trội, phù hợp thực tiễn. Đối tượng áp dụng là cán bộ, công chức có tài năng, phát hiện những người có tài năng đang làm trong bộ máy để trọng dụng. "Rất nhiều người thi tuyển công chức, nhưng qua vài năm rèn luyện phát huy vai trò, có năng lực nổi trội, nòng cốt cho các cơ quan, đơn vị. Philippines làm rất tốt việc này, phát hiện các công chức tài năng để bồi dưỡng. Ngoài ra, có các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhà quản lý...", ông Ninh nói và cho biết đây là những đối tượng cần tập trung thu hút để tạo thành lực lượng dẫn dắt. Cụ thể, về chính sách tiền lương thu hút người tài, theo ông Ninh, với sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng, ngoài được hưởng 100% tiền lương tập sự còn được hưởng phụ cấp bằng 150% mức lương trong thời hạn 5 năm từ ngày tuyển dụng. Đây là cơ chế rất mạnh, vượt trội, ông Ninh nói. Mức tiền lương cơ bản chưa bao gồm phụ cấp hưởng khoảng 13,7 triệu đồng/tháng, thạc sĩ khoảng 15,6 triệu đồng/tháng, tiến sĩ 17,5 triệu đồng/tháng. Dù so với mặt bằng chưa quá cao nhưng cũng là nỗ lực của Chính phủ.Đối với chuyên gia, nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà khoa học đầu ngành được bổ nhiệm vào ngạch viên chức, được hưởng phụ cấp bằng 300% mức tiền lương thưởng. Mức tiền lương cơ bản thấp nhất (chưa bao gồm phụ cấp công vụ 25%) với người được bổ nhiệm chuyên viên chính hoặc tương đương hưởng 41,1 triệu đồng/tháng, người được bổ nhiệm chuyên viên cao cấp hưởng hơn 58 triệu đồng/tháng. Trường hợp chuyên gia, nhà quản lý, khoa học đầu ngành ký hợp đồng lao động, cho phép người đứng đầu bộ, ngành, địa phương được quyết mức tiền lương. Một số địa phương đã thực hiện rất tốt như TP.HCM, Đà Nẵng, Hưng Yên...
Nỗ lực bài trừ hành vi dán trái phép tờ rơi quảng cáo
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết 60 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường đối với 7 mặt hàng xăng, dầu mỡ nhờn từ 1.1.2025 - 31.12.2025 tiếp tục được giảm so với quy định, tương đương với mức áp dụng trong năm 2024.Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ ethanol là 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 600 đồng/lít.Mức thuế bảo vệ môi trường này giảm từ 400 - 2.000 đồng/lít, tương ứng từ 40% - gần 67% so với quy định về mức thuế môi trường đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay được quy định tại Nghị quyết 579 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội áp dụng từ ngày 1.1.2019.Tại Nghị quyết 579 năm 2018, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ ethanol là 4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít; dầu diesel là 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 1.000 đồng/lít; dầu mazut là 2.000 đồng/lít; dầu nhờn là 2.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.Đây đã là lần thứ 5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay trong 6 năm thực hiện Nghị quyết 579 về mức thuế này.Vào tháng 3.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18, giảm một nửa mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng từ 1.4.2022 - 31.12.2022. Riêng nhiên liệu bay đã được giảm một nửa thuế bảo vệ môi trường từ 1.1.2022.Tới ngày 6.7.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng này, thời gian giảm từ 1.7 - 31.12.2022. Theo đó, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng (trừ ethanol), nhiên liệu bay chỉ còn 1.000 đồng/lít; dầu diesel là 500 đồng/lít; dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn là 300 đồng/lít; mỡ nhờn là 300 đồng/kg. Mức này giảm từ 700 - 3.000 đồng, tương ứng từ 75 - 85% so với mức quy định ban đầu.Tới 12.2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 30, tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường với mức từ 400 - 2.000 đồng đối với xăng, dầu, nhiên liệu bay trong năm 2023.Mức giảm này tiếp tục được áp dụng trong cả năm 2024 khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 vào cuối năm 2023.Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét vấn đề này hôm 25.12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho hay, khi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng về mức trần trong biểu khung thuế từ ngày 1.1.2025 sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn sẽ làm tăng giá bán lẻ những mặt hàng này; tạo áp lực gia tăng lạm phát, từ đó gây bất lợi trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.Do vậy, để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2025 như quy định tại Nghị quyết số 42 năm 2023, đã áp dụng trong năm 2024.